Trữ Đất - Kênh Đầu Tư Tài Chính An Toàn & Siêu Lợi Nhuận

  1. ĐÁT - ĐẤT DỰ ÁN
    1. ĐẤT
      Theo Luật Đất Đai của Việt Nam, Đất là tài sản của toàn dân, Nhà Nước đại diện quản lí vì vậy đất chỉ được sử dụng và trước đây được công nhận bằng nhiều mẫu khác nhau khá phức tạp. Hiện nay, tất cả đã được qui về một mẫu "Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất".
    2. ĐẤT DỰ ÁN
      Hay còn gọi là Đất Chính Qui nằm trong Quỹ đất của Nhà Nước và xuất phát từ nhu cầu an sinh của người dân cùng với sự phát triển mạnh của Bất Động Sản đã thúc đẩy các nhà đầu tư huy động vốn kiến nghị, đề xuất xin được cấp đất qui hoạch theo trình tự phê duyệt , chấp thuận chủ trương của các Cơ Quan chức năng. Được thể hiện thông qua hai bản qui hoạch quan trọng là Qui Hoạch Chi Tiết Tỉ Lệ 1/2000 và Qui Hoạch Chi Tiết Tỉ Lệ 1/500
  2. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Có thể chia theo những kênh dưới đây (bảng chỉ mang tính chất so sánh)
Kênh Đầu TưYêu CầuLợi NhuậnNhận Xét
Vàng
  • Cập nhật thông tin
  • Biết sử dụng phần mềm sàn vàng
 Nhanh Mang tính chất cờ bạc
USD Đầu cơ khối lượng lớn ngoại tệ Trung bình Không ổn định
Chứng khoán
  • Kiến thức chứng khoán
  • Thông thạo thị trường
 Cao Chưa ổn định
Tín dụng đen Quan hệ xã hội tốt Cao Phức tạp, rủi ro
Ngân hàng Đơn giản Trung bình Ổn định
Bất Động SảnĐơn giảnSIÊU LỢI NHUẬNAN TOÀN


Quận 2 - Quá trình đô thị hóa

Tp. HồChí Minh là thành phốnăng động nhất cảnước, với nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế– xã hội. Tốc độphát triển kinh tếnhanh chóng của thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thịhóa. Đặc biệt, quá trình đô thịhóa vùng ven Tp. HồChí Minh đang diễn ra rất sôi động. Quận 2 là quận vùng ven đang trong quá trình đô thịhóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện qua sựgia tăng dân số, tăng tỉlệdân đô thịvà thay đổi lớn sốlượng dân cư. Trong đó, đặc biệt là sựgia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cưcũng nhưcác công trình công cộng. Bên cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dựán đang được tiến hành, trong đó nổi bật là dựán cầu ThủThiêm, nối Quận 2 với các quận nội thành làm cho tốc độ đô thịhóa ởQuận 2 ngày càng nhanh hơn. Quá trình đô thịhóa ởQuận 2 đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với sựphát triển kinh tế– xã hội của Quận, nhưsựtăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Song quá trình này cũng có nhiều tác động tiêu cực nhưsựphân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, suy thoái nhanh chóng môi trường sống . Điều này chứng tỏquá trình đô thịhóa mà Quận 2 đang thực hiện chưa được chặt chẽ, chi tiết và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của quận. Do đó,tác giảchọn đềtài: “Quá trình đô thịhóa Quận 2 – Tp. HồChí Minh và những tác động đối với kinh tế– xã hội”làm đềtài luận văn tốt nghiệp với mục đích phân tích những tác động của quá trình đô thịhóa và đưa ra những giải pháp thúc đẩy sựphát triển kinh tế– xã hội, đô thịcủa Quận 2.
Bản đồ hành chính Quận 2

Lịch sử hình thành

Vị trí địa lý

Quận 2 là một trong năm quận nằm ở phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh:

Lịch sử

Địa bàn quận 2 từ năm 1997 đến nay khác hẳn với quận 2 cũ trước năm 1976. Trong giai đoạn 1967-1976, một phần nhỏ địa bàn quận 2 ngày nay chính là quận 9 (quận Chín) cũ của Đô thành Sài Gòn và sau đó là Thành phố Sài Gòn - Gia Định. Quận 9 khi đó gồm 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm.
Tháp thông gió hầm Thủ Thiêm phía quận 2

Quận 2 cũ, trước năm 1976

Thời Pháp thuộc

Tháng 9 năm 1889thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát (arrondissement policier): Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát (Commissaire).
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon). Quận 2 thuộc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG cải danh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, quận 2 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 2 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 2 (quận Nhì) trùng với địa giới quận Nhì cũ; có 04 phường: Chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sĩ.
Dinh Độc Lập, công trình tiêu biểu của Sài Gòn trước 1975
Năm 1962, quận Nhì lập thêm 03 phường: Bùi Viện, Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cư Trinh. Như thế lúc này quận có 07 phường.
Năm 1972, đổi tên phường Chợ Bến Thành của quận Nhì thành phường Bến Thành.
Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 2 (quận Nhì) gồm 07 phường: Bến Thành, Bùi Viện, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sĩ, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cư Trinh.

Giai đoạn 1975-1976

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 2 (quận Nhì) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư như, trong đó quận Nhì sáp nhập phường Bến Thành vào phường Nhà thờ Huyện Sĩ, phường mới mang tên phường Huyện Sĩ. Như thế lúc này quận Nhì còn 06 phường.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, quận Nhất và quận Nhì cũ hợp nhất lại thành quận 1 cho đến ngày nay. Như vậy quận 2 cũ bị giải thể vào năm 1976.

Quận 2 mới, từ năm 1997 đến nay

Ngày 6 tháng 1 năm 1997Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung về việc thành lập Quận 2 và các phường thuộc Quận 2 như sau:
1.Thành lập Quận 2 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi thuộc huyện Thủ Đức.
Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 nhân khẩu.
2.Thành lập các phường thuộc Quận 2 như sau:
a) Thành lập phường An Phú trên cơ sở 1.042 ha diện tích tự nhiên và 6.724 nhân khẩu của xã An Phú.
Phường An Phú có 1.042 ha diện tích tự nhiên và 6.724 nhân khẩu.
b) Thanh lập phường Thảo Điền trên cơ sở 375 ha diện tích tự nhiên và 6.714 nhân khẩu của xã An Phú.
Phường Thảo Điền có 375 ha diện tích tự nhiên và 6.714 nhân khẩu.
c) Thành lập phường An Khánh trên cơ sở 169 ha diện tích tự nhiên và 12.865 nhân khẩu của xã An Khánh.
Phường An Khánh có 169 ha diện tích tự nhiên và 12.865 nhân khẩu.
d) Thành lập phường Bình Khánh trên cơ sở 226 ha diện tích tự nhiên và 6.580 nhân khẩu của xã An Khánh.
Phường Bình Khánh có 226 ha diện tích tự nhiên và 6.580 nhân khẩu.
e) Thành lập phường Bình An trên cơ sở 169 ha diện tích tự nhiên và 6.774 nhân khẩu của xã An Khánh.
Phường Bình An có 169 ha diện tích tự nhiên và 6.774 nhân khẩu.
f) Thành lập phường Thủ Thiêm trên cơ sở 135 ha diện tích tự nhiên và 9.325 nhân khẩu của xã Thủ Thiêm.
Phường Thủ Thiêm có 135 ha diện tích tự nhiên và 9.325 nhân khẩu.
g) Thành lập phường An Lợi Đông trên cơ sở 385 ha diện tích tự nhiên và 5.068 nhân khẩu của xã Thủ Thiêm.
Phường An Lợi Đông có 385 ha diện tích tự nhiên và 5.068 nhân khẩu.
h) Thành lập phường Bình Trưng Tây trên cơ sở 222 ha diện tích tự nhiên và 7.832 nhân khẩu của xã Bình Trưng.
Phường Bình Trưng Tây có 222 ha diện tích tự nhiên và 7.832 nhân khẩu.
i) Thành lập phường Bình Trưng Đông trên cơ sở 345 ha diện tích tự nhiên và 10.496 nhân khẩu của xã Bình Trưng.
Phường Bình Trưng Đông có 345 ha diện tích tự nhiên và 10.496 nhân khẩu.
k) Thành lập phường Cát Lái trên cơ sở 669 ha diện tích tự nhiên và 6.567 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ Lợi.
Phường Cát Lái có 669 ha diện tích tự nhiên và 6.567 nhân khẩu.
l) Thành lập phường Thạnh Mỹ Lợi trên cơ sở 1.283 ha diện tích tự nhiên và 7.091 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ Lợi.
Phường Thạnh Mỹ Lợi có 1.283 ha diện tích tự nhiên và 7.091 nhân khẩu.

Hành chính

Trong đó, phường Thạnh Mỹ Lợi là trung tâm của quận.